Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Đọc Báo Trong Nước
Chuyện đau lòng ở Thạch Khê - Bài 1: Mồ mả tổ tiên bị chôn vùi
Mồ mả tổ tiên ông bà bị chôn vùi mất xác, bệnh tật chết chóc bao trùm, nghèo đói ngày càng lan rộng, cha con, vợ chồng ly tán… Đó là bức tranh chung được phác họa bởi ông Nguyễn Trung Chiến, Chủ tịch UBND xã Thạch Hải, một trong những xã nằm trong vùng dự án mỏ sắt Thạch Khê.

 


Ông Chiến nói: “Tròn 7 năm, từ khi dự án quy hoạch khai thác mỏ sắt Thạch Khê được tiến hành vào năm 2007, đến nay người dân chúng tôi đã hết khấp khởi mong một tương lai tươi đẹp nhờ vào dự án như những ngày đầu phía công ty họ hứa hẹn. Thay vào đó, chúng tôi đang phải gánh chịu những chuyện động trời mà cái dự án này mang lạ. Khổ mà không còn có hơi để kêu nữa”

 

Theo lời ông Chiến, chúng tôi đã có chuyến thực tế khắp 4 xã chính nằm trong vùng dự án mỏ sắt gồm Thạch Khê, Thạch Hải, Thạch Đỉnh, Thạch Bàn (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh).

 

Quả nhiên, những chuyện động trời mà ít ai nghĩ được lại đang xảy ra ở cái đại dự án này, bươi lên rồi để đó bao năm trời khiến hàng ngàn người dân đang lâm vào cảnh sống dở chết dở…

 

Tại xã Thạch Hải, vùng bị ảnh hưởng bởi bãi thải khổng lồ của mỏ sắt Thạch Khê, báo cáo nhanh của xã cho biết đến thời điểm hiện tại đã có 59 ngôi mộ bị lũ cát xóa sổ tìm không ra.

 

Và còn 1.500 ngôi mộ chưa được kiểm đếm đang có nguy cơ bị chôn vùi tiếp. Tại xã Thạch Khê, tình trạng cũng đang xảy ra tương tự. Người còn sống phải lấy gáo dừa thay sọ người, chặt cành dâu tằm thay tứ chi, xương xẩu để liệm gió cho những người là tổ tiên bị mất xác dưới đất sâu…

 

Chạy loạn giữ mả trước mùa lũ cát

 


 

 

Bãi thải số 1 rộng hàng trăm hecta chứa khoảng 13 triệu khối đất cát và đất sét của mỏ sắt Thạch Khê nằm trên địa bàn xã Thạch Đỉnh giáp sang xã Thạch Hải nay đã cao ngất ngưởng, gần bằng núi Mốc và một phần núi Nam Giới cạnh đó.

 

Ngọn núi nhân tạo này từ khi hình thành đến nay là nỗi ám ảnh kinh hoàng của người dân thôn Thượng Hải, xã Thạch Hải bởi khi có mưa lớn, cát và đất sét ùn ùn trôi về như lũ cuốn nhấn chìm toàn bộ xuống mồ sâu.

 

Ông Nguyễn Văn Hùng, trưởng thôn Thượng Hải, vừa nói vừa run giọng tức giận nhưng bất lực khi dẫn tôi đi xem sự tàn phá kinh hoàng của lũ cát từ ngọn núi nhân tạo này.

 

Toàn thôn Thượng Hải có 19,5 hecta đất nông nghiệp thì nay cát đã lấp hết 15 ha. “Trước giờ làng xóm sống yên bình lắm, từ khi có cái bãi thải này, lũ cát cứ ùa về xóa sạch ruộng đồng, chôn vùi mồ mả, dân tình hoang mang lắm chú à”, ông Hùng kể.

 

Xã Thượng Hải nằm cạnh bãi thải nên chịu ảnh hưởng nặng nhất. Chỉ riêng cơn bão số 10 vừa qua, lũ cát tràn về đã lấp 7 ngôi mộ, lật cả lăng người chết; cát cũng tiếp tục xóa sổ 6 ha ruộng sản xuất của dân.

 

Đứng trên bãi cát pha lẫn đất sét từ sâu trong lòng đất được người ta móc lên để lấy quặng, ông Hùng chỉ tay xuống ngay chỗ chân khiến tôi giật mình sợ hãi: “Chỗ tui với chú đang đứng đây là nghĩa địa đó, mồ mả ở dưới đó cả mét đất nhưng giờ thì mất dấu hoàn toàn, tìm không ra nữa”.

 

Chuyện yên bề mồ mả ông bà tổ tiên, với tâm lý người Việt cực kỳ quan trọng, và với người dân miền Trung thì càng nặng nề hơn. Vậy nên cái ám ảnh mất mộ, mất xác tổ tiên, người thân đang làm người dân Thượng Hải cực kỳ hoang mang như lúc này là điều dễ hiểu.

 

Bà Nguyễn Thị Trinh (79 tuổi) thẩn thờ nhìn về hướng nghĩa địa nay đã nằm sâu trong đất cát kể: “Như nhà tui đây đã bị mất một mộ của người anh em trong họ rồi. Mấy cơn bão vừa rồi, cả tui và bầy con cháu phải khốn đốn lắm mới giữ được cái mộ của người tui gọi bằng bác. Nhưng giờ mấy đứa con trai đi làm ăn xa cả nên chưa cất bốc mộ bác về được”.

 

Cứ mỗi lần mưa bão, việc đầu tiên mà người làng Thượng Hải lo nhất là đi giữ mộ. Khi lũ cát tràn về, nếu không kịp be bờ, đóng cọc chắn giữ, đánh giấu thì coi như bị san phẳng hết; mộ phần người chết vì vậy bị mất vì không còn định hướng.

 

Liên tục trong những đợt mưa bão, bà Trinh già yếu cùng với dâu rể, cháu chắt phải liên tục chạy ra nghĩa địa giữ mộ khi có lũ cát tràn về. Không riêng gì bà Trinh, hàng chục hộ trong cái xóm nghèo này cũng đang khốn khổ từng ngày để giữ mộ.

 

“Nghĩa địa mới thì chưa có, cả cái vùng đất quy hoạch này đang treo, mồ mả công ty sắt cũng chưa đền bù nữa, nên dân chúng tôi chưa biết cất bốc mộ người thân đi đâu cả. Có nhiều nhà sợ mất mộ đành phải bốc về chôn tạm ở gần nhà, bãi cao”, ông Hùng cho biết.

 

Nhập xương dâu

 

Mỏ sắt Thạch Khê đi vào khai thác với bao hứa hẹn, thì theo thời gian thành thất vọng với người dân cả vùng này. Ruộng nương bị mất, nghề nghiệp không có nên dân làng tứ tán khắp Tây Nguyên, miền nam làm kinh tế mới, lao động thuê.

 

Mồ mả tổ tiên vì vậy cũng lạnh nhang khói theo năm tháng. Đã có hàng chục ngôi mộ trong họ tộc của người dân Thượng Hải đi làm ăn xa bị chôn vùi. Lúc tết nhất về thắp hương, họ ngất lên xuống vì đến cả nấm mồ người thân cũng không được yên khi đã khuất; một thân người bị chôn hai lần và mất dấu mãi.

 

Người Thượng Hải, vì vậy phải nuốt nước mắt mà dùng tục nhập xương dâu để an ủi hương hồn người quá cố. Bà Trinh kể: “Những người tìm không ra mộ người thân thì đành phải dùng cây dâu tằm chặt ra từng đoạn thay xương, lấy gáo dừa thay hộp sọ rồi làm tục gọi hồn về để liệm, mong sao người chết có phần được an ủi”.

 

Tại xã Thạch Khê, theo ông Dương Đình Tiến, chủ tịch UBND xã, thì tình trạng mồ mả của các họ tộc trên địa bàn bị lũ cát nhấn chìm cũng đã có nhiều. Hiện tại, con số cụ thể và việc tìm kiếm lại các ngôi mộ bị mất vẫn đang được các họ tộc và người dân tiến hành. Tuy nhiên, số mộ xương dâu ngày càng tăng!

 

“Chưa có cái bi kịch nào đau đớn hơn như đang xảy ra trên vùng đất này”, ông Tiến xót xa.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Công an thông tin vụ bắt gã đàn ông chém nhiều người, 1 nạn nhân tử vong (01-05-2024)
    Quy hoạch tạo động lực, cơ hội để phát triển xứng tầm Thủ đô (01-05-2024)
    Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật, yêu cầu kỷ luật một loạt cán bộ (01-05-2024)
    Vụ nổ lò hơi: Bộ Y tế yêu cầu tập trung cấp cứu người bị nạn (01-05-2024)
    Cứu tàu gặp nạn trên vùng biển Nam Định (30-04-2024)
    Bắt khẩn cấp 'nữ quái' chuyên dùng thuốc an thần 'dụ' người chăm bệnh nhân uống để cướp tài sản (29-04-2024)
    Diễn biến mới vụ 3 quả dứa giá 500.000 đồng ở Hoàn Kiếm (29-04-2024)
    Thông tin mới nhất vụ thi thể cô gái chết khô trên sofa ở Hà Nội (27-04-2024)
    Bắt giữ đối tượng giả danh Trợ lý Tổng Bí thư để lừa đảo (27-04-2024)
    Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng (27-04-2024)
    Nói dối bị đuổi khỏi quán phở vì ngồi xe lăn, TikToker bị phạt 5 triệu đồng (27-04-2024)
    Tiêu thụ điện tiếp tục tăng mạnh, đảm bảo giữ nước cho phát điện mùa khô (25-04-2024)
    Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù, hai con gái từ 3 - 4 năm tù (25-04-2024)
    Ông Lê Đình Thọ làm Tổ trưởng Tổ cố vấn của Bộ trưởng Bộ GTVT (25-04-2024)
    Ông Trần Quí Thanh nghẹn giọng nói lời sau cùng trước khi tòa nghị án (24-04-2024)
    Cao tốc Cam Lâm-Vĩnh Hảo mở đường cho xe ôtô chạy từ sáng 26/4 (24-04-2024)
    Bà Nguyễn Thu Hằng bị tuyên án về tội 'Lợi dụng các quyền tự do dân chủ…' (24-04-2024)
    Khổng tước Ấn Độ bay vào nhà dân ở TP Thủ Đức (24-04-2024)
    Xem xét đình chỉ 3 tháng với đơn vị từ chối đăng kiểm trực tuyến (24-04-2024)
    Cha con bị cáo Trần Quí Thanh khai về việc cho vay lãi (23-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Kỳ 2: Tê giác, ngày tự do (23-11-2013)
    Nến và hoa ngập cổng nhà Đại tướng  (22-11-2013)
    “Phải truy tố hình sự chủ thủy điện xả lũ gây hại cho dân” (21-11-2013)
    “Người Việt đến Nam Phi làm gì?” (20-11-2013)
    Bộ trưởng Công thương bị truy về quy hoạch thủy điện (19-11-2013)
    Giá điện và những cơn lũ (18-11-2013)
    Tiếng kẻng và giọt nước mắt (16-11-2013)
    Đánh giá ảnh hưởng Võ Đại tướng ngay trước lễ 49 ngày (15-11-2013)
    “Tôi không hiểu bộ trưởng nói gì” (15-11-2013)
    Tân Phó Thủ tướng và sứ mệnh mới của ngoại giao Việt Nam (14-11-2013)
    Nâng cao chất lượng xét xử (12-11-2013)
    “Chuyến thăm của Tổng thống Putin phản ánh mối quan hệ Việt - Nga toàn diện” (12-11-2013)
    Nghịch lý “người nghèo bù đắp chi phí cho người giàu” (11-11-2013)
    Đêm nay, tâm bão Haiyan đi vào Thanh Hóa - Hải Phòng (10-11-2013)
    Án oan, ép cung và "dê tế thần" (08-11-2013)
    “Chưa cán bộ nào bị truy tố vì xử oan sai cho người vô tội” (07-11-2013)
    “Phung phí là có tội với đời sau” (05-11-2013)
    “Đẻ ra nhiều ghế quá, ngân sách nào chịu nổi?” (04-11-2013)
    Thương lái Trung Quốc mua ốc bươu vàng làm gì? (03-11-2013)
    Xã hội "Quốc hội phải liên đới trách nhiệm về tình trạng tham ô, lãng phí" (01-11-2013)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152840964.